Giới Thiệu Về Sáo Trúc Việt Nam
Là một nhạc cụ thuộc bộ hơi. Hình ảnh chú bé thổi sáo trên lưng trâu đã là một biểu tượng về sáo trúc Việt Nam.
Sáo trúc Việt Nam là một loại nhạc khí có âm thanh thánh thót, ngân vang. Là một loại nhạc cụ truyền thống tiêu biểu của dân tộc. Sáo trúc gắn liền với vùng quê bằng những giai điệu dân gian, lễ hội người dân Việt Nam. Ngoài ra, sáo trúc là nhạc cụ không thể thiếu trong Sân khấu Chèo, một nghệ thuật sân khấu cổ truyền.
Đặc biệt, Sáo còn là một nhạc cụ rất quan trọng trong nhã nhạc cung đình Huế. Một thể loại nhạc cung đình thời phong kiến được biểu diễn tại các lễ hội, sự kiện tôn nghiêm, trang trọng
Phân biệt sáo ngang và sáo dọc
Nhắc đến sáo trúc thường chúng ta sẽ nhắc tới sáo ngang chứ không phải sáo dọc.
Hình ảnh cậu bé ngồi chăn trâu với cây sáo cầm ngang là một ví dụ điển hình.
Sáo dọc xuất hiện về sau và nó được làm theo nhạc cụ Recorder của phương Tây
Sáo ngang khác với sáo dọc ở chỗ lỗ thổi của sáo ngang nằm ngang trên thân. Lỗ thổi sáo dọc nằm ở đầu cây sáo. Kỹ thuật thổi ra tiếng cũng khác nhau. Ở sáo dọc chỉ cần ngậm vào 1 đầu khi thổi ra sẽ kêu ra tiếng một cách dễ dàng. Sáo ngang cần phải điều chỉnh môi, góc độ lỗ thổi, điều chỉnh cột hơi mới thổi kêu được cây sáo này.
Sáo ngang khi diễn tấu ta cầm ngang cây sáo để thổi, còn đối với sáo dọc ta để dọc thân sáo.
Cấu tạo ngang hay còn gọi chung là sáo trúc.
Ống trúc, nứa để làm Sáo ngang thông dụng thường có độ dài khoảng 45-55 cm.
Một bên thân sáo là lỗ thổi còn một bên là các lỗ bấm và các lỗ thổi, lỗ bấm phải cùng một hàng với nhau.
Thông thường lỗ thổi sẽ to hơn lỗ bấm một chút, và thường được khoét dưới dạng lỗ tròn hoặc lỗ elip.