Kalimba có lẽ vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều người. Đa số sẽ đặt câu hỏi nhạc cụ Kalimba là gì khi nhắc đến. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đàn Kalimba phổ biến rộng rãi và trở thành nhạc cụ chiếm xu thế nhất hiện nay. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu loại nhạc cụ này thì có thể tham khảo bài viết sau đây.
I.Đàn Kalimba là gì?
Đàn Kalimba là nhạc cụ đến từ Châu Phi với bảng âm thanh bằng gỗ và các phím kim loại. Đàn kalimba có 15 phím, 17 và 19 phím, nhưng trong đó 17 phím được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất. Trong việc phân loại nhạc cụ, kalimba thuộc thể loại lamellophones hoặc idiophones (hệ thống Hornbostel-Sachs).
Đàn được chơi khá phổ biến ở Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc và còn khá mới mẻ trên thị trường Việt Nam. Tuy vậy, loại nhạc cụ này đã nhanh chóng được thị trường ưa chuộng, thu hút được giới trẻ nhờ vào kích thước nhỏ gọn, người chơi có thể mang đi bất kỳ nơi đâu.
II. Nguồn gốc xuất xứ
Kalimba được tìm thấy lần đầu tiên là khoảng 3000 năm về trước, ở bờ phía tây châu Phi và loại đàn này nhanh chóng được truyền đến phần còn lại của lục địa. Mỗi nhóm văn hóa khác nhau ở châu Phi đều chấp nhận nó và tạo ra phiên bản riêng cho nhạc cụ trang nhã này và đã thực sự trở thành một loại nhạc cụ đã ăn sâu và trong di sản âm nhạc châu Phi.
Nguyên bản của Kalimba được làm từ chất liệu gỗ hoặc tre, đàn Kalimba theo truyền thống được sử dụng để đệm cùng ca hát và nhảy múa tại các lễ nghi tôn giáo, đám cưới và các buổi họp mặt xã hội trên khắp châu Phi.
III. Cấu tạo của đàn:
Loại đàn này có cấu tạo cực kỳ đơn giản, về cơ bản một chiếc đàn kalimba gồm có: phần thân gỗ, các phím đàn bằng kim loại.
– Phần thân đàn: có thiết kế dạng hộp vọng thanh như đàn guitar hoặc dạng bảng gỗ phẳng. Thông thường mọi người vẫn yêu thích thân hộp vọng thanh hơn. Hộp đàn vọng thanh có một lỗ âm lớn phía trước và 2 lỗ âm nhỏ sau lưng.
– Các phím đàn của Kalimba phần lớn làm bằng chất liệu kim loại. Một số loại có tô màu trên các phím hoặc đánh số/ký tự nốt nhạc để người dùng có thể sử dụng dễ dàng hơn. Các phím thường được nằm trên 2 giá đỡ bằng gỗ, các phím được cố định lại nhờ một giá kẹp kim loại gắn ngang qua các phím. Mỗi phím có một độ dài khác nhau và được giữ tại chỗ với một áp suất kim loại được vặn vào bảng âm thanh.
– Thanh tạo áp lực hướng xuống lamellae trên một tựa lưng, một miếng gỗ nửa vòng nằm ngang ở đầu soundboard, một cây cầu và một thanh kim loại lõm vào một khối gỗ nằm ngang được dán vào soundboard khoảng 2 inch dưới đỉnh của bộ cộng hưởng. Phần rung của lamella là phần vượt ra ngoài thanh kim loại. Đầu chơi của mỗi lưỡi hơi cúi xuống.
– Bộ cộng hưởng được làm từ 6 thanh mubvamaropa gỗ dán lại với nhau để tạo thành một hộp hình thang. Thông thường đàn Kalimba truyền thống được thực hiện trên cơ thể hộp cộng hưởng rỗng hoặc dạng bằng phẳng rỗng bên trong giống như thân đàn guitar. Nhưng Kalimba có hình dáng hộp cộng hưởng có âm thanh vang và vọng hơn nên được ưa chuộng nhất. Ngoài ra, đàn còn có 1 lỗ tròn lớn ở phía trước và 2 lỗ nhỏ ở phía sau.
IV. Phân loại đàn
Có nhiều cách phân loại đàn Kalimba khác nhau. Cách phân loại phổ biến nhất là dựa trên số phím đàn như:
1.Đàn Kalimba 17 phím
Đây là loại đàn Kalimba thông dụng nhất. Đàn có thể được điều chỉnh hai loại tone, bao gồm loại Kalimba tone C và loại Kalimba tone B. Hai loại này cơ bản là giống nhau về các nốt nhạc nhưng khác nhau về cao độ. Đàn Kalimba 17 phím phù hợp cho những người mới học. Đặc biệt, đàn được thiết kế dễ dàng, thuận tiện cho việc tự học.
2. Đàn Kalimba 15 phím
Đây là loại đàn Kalimba có số lượng phím ít hơn 2 phím so với đàn 17 phím. Về cơ bản, đàn Kalimba 15 phím vẫn đầy đủ số nốt và cao độ như vậy.
3. Đàn Kalimba 10 phím
Đàn Kalimba 10 phím có kích thước nhỏ gọn hơn nhiều so với các loại đàn 15 và 17 phím. Các phím đàn là các nốt nhạc và có các tông khác nhau.
4. Đàn Kalimba 7 phím
Đàn có kích thước nhỏ gọn trong lòng bàn tay. Bạn có thể dễ dàng mang theo bên người và tận hưởng những bản nhạc bất cứ lúc nào. Đàn 7 phím có 7 nốt cơ bản phù hợp với những người mới học chơi hay các bạn nữ. Ngoài ra, bạn có thể phân loại theo chất liệu sản xuất như đàn Kalimba gỗ, tre, gáo dừa, nhựa, sậy…. Hoặc bạn có thể dựa trên kiểu dáng như trái tim, hình vuông, chữ nhật, hình tròn để chọn đàn.
Hãy đến với trung tâm âm nhạc Music & Color http://musiccolorvungtau.edu.vn để tìm hiểu thêm về các khóa học âm nhạc nhé!!
Cơ sở 1 : số 559 Nguyễn An Ninh, Phường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu.
Cơ sở 2 : số 200 Thống nhất mới, Phường 8, TP. Vũng Tàu.
Số Hotline : 02546270903 – 0774466477 – 0774466448
- Học viên sẽ được tư vấn, lựa chọn từ khóa học phù hợp: guitar, piano cơ bản, nâng cao, đệm hát,… Học viên được chọn khung giờ, thời gian và địa điểm học phù hợp nhất với bản thân.
- Khi muốn nghỉ học chỉ cần thông báo với bộ phận học vụ. Trung tâm sẽ có chính sách bảo lưu và sắp xếp lớp học bù hợp lý
- Lớp học tối đa 4 học viên và lớp học kèm cá nhân 1:1.
- Học viên được học thử miễn phí buổi đầu tiên để kiểm tra khả năng thanh nhạc của bản thân.
- Học viên được học trong phòng điều hòa, ánh sáng tốt, cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn của Bộ giáo dục Việt Nam