Cấu tạo của đàn Violin

26/06/2023

Đàn Violin là một nhạc cụ bộ dây được rất nhiều người yêu thích, không ít người trong số đó đã thể hiện tình yêu với Violin bằng cách đăng ký tham gia các khóa học chơi Violin và sẵn sàng vượt qua những khó khăn để chinh phục nhạc cụ bộ dây này.

Và để cho việc học Violin trở nên đơn giản và dễ dàng hơn, bạn cần nắm bắt được đặc điểm và cấu tạo cơ bản của nhạc cụ này. Vậy cấu tạo của đàn Violin gồm những gì?

Về cơ bản cấu tạo của đàn Violin gồm 10 bộ phận cần đàn (Neck), hộp đàn, ngựa đàn, dây đàn, khóa đàn, Soundpost, tựa đàn, gối đàn, cây vĩ.

1. Cần đàn (Neck)

Cũng như cấu tạo của đàn guitar, một trong những bộ phận quan trọng của Violin đó chính là cần đàn. Bộ phận này được thiết kế ở dạng thuôn ở phần đầu và mở rộng dần về phía sau, được làm chủ yếu bằng chất liệu gỗ mun. Cần đàn là nơi người chơi bấm để tạo ra các nốt nhạc khi chơi.

2. Hộp đàn (Belly)

Hộp đàn được làm từ gỗ, mặt trước của hộp đàn được khoét 2 khe F (F hole), đảm nhận nhiệm vụ cho không khí đi vào và đi ra khỏi hộp đàn, tạo nên sự cộng hưởng âm thanh để phát ra tiếng đàn. Gồm 2 mặt, mặt trước có thể được làm từ gỗ thông (Spruce) và mặt sau và hông làm từ gỗ cây tùng (Maple). Các loại gỗ này được sử dụng như một công thức phổ biến để làm đàn Violin.

3. Ngựa đàn (The Bridge)

Ngựa đàn là một bộ phận hoàn toàn tác biệt với hộp đàn của Violin. Bộ phận này giúp nâng đỡ và chịu lựa căng của các dây đàn. Và ngựa đàn chỉ liên kết với hộp đàn khi chịu lực từ dây đàn tác động lên mặt của hộp đàn.

Ngoài nhiệm vụ trên, ngựa đàn còn hoạt động như một chiếc cầu để chuyển tiếp âm thanh từ dây đàn xuống hộp đàn. Chính vì vậy mà chất liệu, độ bền và vị trí của ngựa đàn cũng sẽ tác động đến chất lượng âm thanh của Violin.

4. Dây đàn (String)

Các dây đàn Violin được làm bằng chất liệu kim loại, trước đây được làm bằng ruột ngựa. Gồm 4 dây với độ cao khác nhau, lần lượt được kí hiệu là G, D, A, E. Dây có cao độ lớn nhất là dây G và dây E có cao độ nhỏ nhất..

5. Khóa đàn 

Khóa đàn Violin là bộ phận được sử dụng để điều chỉnh cao độ của dây đàn. Khóa đàn Violin được thiết kế khá đơn giản và bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh được khi cần. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra bộ phận này để đảm bảo chất lượng âm thanh của đàn.

6. Tăng đơ (The Tailpiece)

Tăng đơ là một bộ phận khá đặc trưng của cây đàn Violin. Khi điều chỉnh cao độ của dây đàn bằng khóa đàn, nếu muốn điều chỉnh tiếp bạn có thể sử dụng tăng đơ. Đàn được thiết kế với 4 tăng đơ tương ứng với 4 dâu đàn. Với một số người chơi Violin chuyên nghiệp họ thường chỉ sử dụng 1 hoặc 2 tăng đơ để điều chỉnh dây La và Mí. Lý do có thể là do họ muốn có những âm thanh trong trẻo hơn, nên họ loại bớt các phụ kiện không cần thiết.

7. Tựa cằm (Chin Rest), gối đàn (Đệm vai)

Là 2 bộ phận dùng để giữ ổn định đàn Violin. Tựa cằm có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa là nơi đặt cằm. Gối đàn là vật trung gian giúp giữa đàn Violin cố định ở trên vai, giúp người chơi có được sự thoải mái trong khi chơi đàn và giúp vai giảm bớt những mệt mỏi. Vì gối đàn là bộ phận tách rời với đàn, người chơi có thể sử dụng và không sử dụng. Tuy nhiên khi sử dụng, bạn nên nắm được cách lựa chọn và lắp đặt gối đàn cho đúng.

8. Cây Vĩ (bow)

Vĩ đàn gồm 2 phần cơ bản là phần lông vĩ và phần que vĩ. Lông vĩ được căng lên nhờ vặn con ốc ở cuối vĩ. Vĩ là một phần rất quan trọng của Violin. Một cây vĩ tốt có thể đem lại những trải nghiệm tuyệt vời và mang trong mình giá trị bằng cả cây đàn. Nếu không chà nhựa thông lên lông thì khi lấy vĩ kéo dây đàn sẽ không thể phát ra tiếng. Bởi vì giữa lông vĩ và dây đàn không hề có ma sát, tiếng đàn chỉ phát ra khi có sự ma sát giữa vĩ đàn và dây đàn. Nhựa thông cần được chà định kỳ để cho ra chất lượng âm thanh tốt nhất.

Hãy đến với trung tâm âm nhạc Music & Color http://musiccolorvungtau.edu.vn để tìm hiểu thêm về các khóa học Violin nhé!!

Cơ sở 1      : số 559 Nguyễn An Ninh, Phường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu.
Cơ sở 2      : số 200 Thống nhất mới, Phường 8, TP. Vũng Tàu.
Số Hotline : 02546270903 – 0774466477 – 0774466448

  • Học viên sẽ được tư vấn, lựa chọn từ khóa học phù hợp: guitar, piano cơ bản, nâng cao, đệm hát,… Học viên được chọn khung giờ, thời gian và địa điểm học phù hợp nhất với bản thân.
  • Khi muốn nghỉ học chỉ cần thông báo rằng Học vụ sẽ có chính sách bảo lưu và sắp xếp lớp học bù hợp lý
  • Lớp học tối đa 4 học viên và lớp học kèm cá nhân 1:1.
  • Học viên được học thử miễn phí buổi đầu tiên để kiểm tra khả năng thanh nhạc của bản thân.
  • Học viên được học trong phòng điều hòa, ánh sáng tốt, cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn của Bộ giáo dục Việt Nam