Guitar bass là nhạc cụ như thế nào?

18/05/2024

BẠN BIẾT GÌ VỀ GUITAR BASS

Có thể bạn đã nhiều lần được nghe về cái tên “guitar bass”, nhưng bạn có phân biệt sự khác nhau giữa nó với guitar điện chưa? Hay vai trò cùa loại nhạc cụ này trong ban nhạc là như thế nào? Hãy cùng Music & Color tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé.

I/ Giới thiệu tổng quan về guitar bass

Guitar bass là một nhạc cụ dây chủ yếu chơi bằng các ngón tay. Bass có hình dáng và cấu trúc giống guitar điện. Nhưng thay vì có 6 dây như guitar điện thì bass chỉ có bốn dây. Bên cạnh đó bass có dây đàn to hơn so với guitar điện, giúp tạo nên âm trầm, cùng với trống làm nền tảng của ban nhạc.

Đàn guitar bass vừa là cái nền, vừa nối kết giữa trống và guitar lại với nhau tạo nên một hoà âm hoàn chỉnh, giúp giữ nhịp cho các nhạc cụ trong ban nhạc chơi đúng nhịp. Từ đó giúp các nhạc cụ liên kết được với nhau và các bản nhạc cũng trở nên sinh động hơn. Nó vốn dùng nhiều trong hát acoustic khi hoà âm cùng guitar thường. Ngoài ra, loại guitar này còn hay được sử dụng cho các dòng nhạc blues, rock, nhạc bán cổ điển và nhạc jazz là chủ yếu.

Đàn guitar bass
Đàn guitar bass (Ảnh: Sưu tầm)

II/ Lịch sử hình thành guitar bass

Cội nguồn của guitar bass là đàn contrabass, loại guitar được sử dụng từ những năm 1970. Tuy nhiên từ giữa những năm 1950, bass dần thay thế contrabass bởi trọng lượng nhẹ hơn cũng như được thiết kế để kết nối với bộ khuếch đại điện tử. Qua nhiều năm sử dụng, bass vẫn được nhiều yêu thích và sử dụng. Là một nhạc cụ dây, đàn guitar bass có một lịch sử phát triển dài với nhiều sự thay đổi.

Ban đầu, đàn guitar bass được thiết kế 4 dây. Sau đó qua thời gian đàn được cải tiến lên 5 dây 6 dây và tăng dần số lượng lên 7 dây, 8 dây, 12 dây, 9 dây, 15 dây, 18 dây,… Các dây đàn guitar bass được làm từ kim loại. Còn các bộ phận của đàn được sử dụng bằng chất liệu gỗ. Cần đàn của guitar bass được chia làm các ngăn khác nhau, thường sẽ từ 22 – 24 ngăn. Thùng đàn là loại thùng đặc, nơi cài đặt bộ phận khuếch tán âm thanh.

Tóm tắt sơ lược lịch sử hình thành:

  • Những năm 1930: Nhạc sĩ và nhà phát minh Paul Tutmarc ở Seattle, Washington, đã phát triển cây đàn guitar bass điện đầu tiên ở dạng hiện đại, một nhạc cụ có phím đàn được thiết kế để chơi theo chiều ngang.
  • Những năm 1950, Leo Fender và George Fullerton đã phát triển cây guitar bass điện được sản xuất hàng loạt đầu tiên.
  • Những năm 1960, với sự bùng nổ phổ biến của nhạc rock, nhiều nhà sản xuất khác bắt đầu sản xuất đàn bass điện, bao gồm Yamaha, Teisco và Guyatone.
  • Vào giữa những năm 1970, đàn bass 5 dây với dây “B” rất trầm đã được giới thiệu. Năm 1975, tay bass Anthony Jackson đã ủy quyền cho thợ làm đàn Carl Thompson chế tạo một cây đàn bass sáu dây được điều chỉnh (từ thấp đến cao) là B0, E1, A1, D2, G2, C3, thêm một dây B trầm và một dây C cao.

III/ Cách lên dây guitar bass

Lên dây của guitar bass như bốn dây thấp nhất của guitar thường, ngoại trừ toàn bộ xuống một quãng tám Octave. Do đó, các dây của guitar bass được chỉnh EADG, giống như 4 dây thấp nhất trên một cây đàn guitar thường. Trong nhiều phương diện, bass chính xác giống như guitar, ngoại trừ hai dây ít hơn và điều chỉnh thấp hơn.

IV/ Cấu tạo đàn guitar bass

Cấu tạo guitar bass
Cấu tạo của một cây guitar bass (Ảnh: Sưu tầm)

Body

  • Chất liệu: Thường được làm từ các loại gỗ cứng như alder, ash, maple, mahogany, hoặc basswood.
  • Thiết kế: Thân đàn có thể có nhiều hình dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là kiểu solid body (thân đặc).

Cần đàn (Neck)

Cần đàn guitar bass dài hơn guitar điện. Nhưng độ dài này là cần thiết để phù hợp với tính chất vật lý của âm thanh tần số thấp mà  guitar bass tạo ra.

Phím đàn

  • Chất liệu: Thường làm từ gỗ rosewood, maple, hoặc ebony.
  • Phím đàn (Frets): Các thanh kim loại nhỏ được gắn trên mặt phím để chia các nốt nhạc.

Đầu đàn

Đầu đàn guitar bass có xu hướng nhỏ hơn guitar điện. Đương nhiên nó vẫn có bộ chỉnh dây như bất kỳ các loại guitar nào khác.

Dây đàn

Dây là bộ phận quan trọng nhất của guitar bass. Dây bass dày, nặng hơn dây guitar điện mang đến âm thanh trầm thấp của loại đàn này.

  • Chất liệu: Thường làm từ thép hoặc nickel.
  • Số lượng dây: Thông thường là 4 dây, nhưng cũng có bass 5, 6, hoặc nhiều dây hơn.

Pickup

Đây là bộ phận quan trọng thứ hai của cây đàn. Nó cho phép sự rung động của dây thép chuyển thành tín hiệu điện. Sau đó khuếch đại và mô phỏng lại qua bộ khuếch đại. Có hai loại cảm biến từ tính cho bass, thụ động và chủ động. Cả hai đều có ảnh hưởng tới âm thanh của đàn.

  • Loại: Có hai loại chính là single-coil và humbucker.
  • Chức năng: Chuyển đổi dao động của dây đàn thành tín hiệu điện.

Ngựa đàn (Bridge):

  • Chức năng: Nơi các dây đàn được gắn vào thân đàn. Ngựa đàn có thể điều chỉnh để thay đổi độ cao của dây và điều chỉnh độ căng của dây.

Khóa đàn (Tuning Pegs):

  • Chức năng: Dùng để điều chỉnh độ căng của dây, từ đó điều chỉnh âm cao thấp của từng dây.

Dây đeo đàn (Strap):

  • Chức năng: Giúp người chơi giữ đàn khi đứng biểu diễn.

Các bộ phận khác:

  • Nut: Một miếng nhỏ ở đầu cần đàn. Giữ cho các dây đàn ở đúng khoảng cách và độ cao so với cần đàn.
  • Headstock: Phần đầu cần đàn, nơi gắn các khóa đàn.

V/ Vai trò của đàn guitar bass trong band nhạc

  1. Tạo nền tảng âm thanh: Bass thường giữ vai trò nền tảng âm thanh cho toàn bộ ban nhạc. Nó cung cấp các nốt thấp, tạo ra âm nền vững chắc và giúp định hình cấu trúc hòa âm của bài hát.
  2. Kết nối nhịp điệu và giai điệu: Bass kết nối giữa phần trống (nhịp điệu) và các nhạc cụ chơi giai điệu như guitar lead hoặc keyboard. Nó giúp tạo ra sự liền mạch giữa phần nhịp điệu và giai điệu. Làm cho âm nhạc trở nên hoàn chỉnh và hài hòa hơn.
  3. Tăng cường nhịp điệu: Bass thường nhấn mạnh các yếu tố nhịp điệu. Giúp tăng cường sự rõ ràng và mạnh mẽ của phần nhịp. Nó thường đi theo nhịp của trống bass, tạo ra một cảm giác vững chắc và động lực cho bài hát.
  4. Định hình phong cách âm nhạc: Bass có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách và thể loại của bài hát. Ví dụ, bassline trong nhạc funk thường rất năng động và phức tạp, trong khi trong nhạc rock thì nó có thể đơn giản và mạnh mẽ hơn.
  5. Tạo động lực và năng lượng: Bass thường được sử dụng để tạo động lực và năng lượng cho bài hát. Một bassline mạnh mẽ và năng động có thể làm cho người nghe cảm thấy hứng khởi và phấn khích.
  6. Phần solo và điểm nhấn: Mặc dù không thường xuyên, bass cũng có thể được sử dụng để chơi solo hoặc điểm nhấn trong bài hát, thể hiện kỹ thuật và sáng tạo của người chơi bass.

Hãy đến với trung tâm âm nhạc Music & Color http://musiccolorvungtau.edu.vn để tìm hiểu thêm về các nhạc cụ cũng như các khóa học âm nhạc nhé!!

Trung Tâm Âm Nhạc & Nghệ thuật – Music & Color: 

http://musiccolorvungtau.edu.vn

Địa chỉ:

Cơ sở 1: 559 Nguyễn An Ninh, Phường Nguyễn An Ninh – Tp. Vũng Tàu

Cơ sở 2: 200 Thống Nhất Mới, Phường 8 – Tp. Vũng Tàu

Hotline: 077.4466.488 & 077.4466.477

Facebook CS1: https://www.facebook.com/TRUONGDAYNHACVEVUNGTAU/ 

Facebook CS2: https://www.facebook.com/trungtamamnhacmusiccolor

YoutubeMUSIC & COLOR – VŨNG TÀU  

Website 1http://musiccolorvungtau.edu.vn

Website 2https://enyavietnam.com/